Hướng dẫn cách đặt tên hợp với ngành nghề doanh nghiệp

Ví dụ: Quý doanh nghiệp có thể chọn tên: “Công ty cổ phần Nhà Hàng Khanh Dũng” nếu quý doanh nghiệp có đăng ký ngành “Nhà hàng”.

Khi doanh nghiệp có nhu cầu thay đổi tên công ty hoặc xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới. Trước hết, doanh nghiệp nên kiểm tra tên mình dự kiến đặt cho công ty có khả dụng hay không. Quý doanh nghiệp có thể kiểm tra tên công tycủa mình trước khi tiến hành hồ sơ đăng ký.
40-600x392
Ngoài ra, quý doanh nghiệp nên lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây khi chọn tên cho công ty.

Một số quy tắc cần lưu ý:

Tên doanh nghiệp bằng tiếng việt:

+ TÊN DOANH NGHIỆP phải viết được bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít nhất hai thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

TÊN DOANH NGHIỆP = “Loại hình doanh nghiệp” + “Tên riêng của doanh nghiệp”

Ví dụ: Có thể đặt tên doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp tư nhân Khanh Dũng”; “Công ty TNHH 5 Stars”

+ Quý doanh nghiệp có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh, hình thức đầu tư để để tạo thành tên riêng của doanh nghiệp với điều kiện doanh nghiệp phải có ngành nghề, hình thức kinh doanh tương ứng.

Ví dụ: Quý doanh nghiệp có thể chọn tên: “Công ty cổ phần Nhà Hàng Khanh Dũng” nếu quý doanh nghiệp có đăng ký ngành “Nhà hàng”.

Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt:

+ Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài được dịch chính xác từ tên tiếng Việt, theo chiều từ phải sang trái. Tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Ví dụ: “Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Ngôi Sao” có thể dùng tên tiếng Anh là: “Stars Serivces and Trading Company Limited” hoặc “Ngoi Sao Serivces and Trading Company Limited”

+ Tên viết tắt của doanh nghiệp có thể được viết từ tên tiếng Việt hoặc tên Tiếng Anh. Cách chọn ký tự viết tắt trong tên tiếng Anh được ưu tiên theo chiều từ trái sang phải.

Ví dụ: “Stars Serivces and Trading Company Limited” có thể viết tắt là “Stars Co.,Ltd ” hoặc “Stars ST Co.,Ltd”.

Hoặc “Công ty TNHH Ngôi Sao” hoặc “Công ty THH TM DV Ngôi Sao” (Với điều kiện không bị trùng tên với doanh nghiệp khác”.

Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:

Tên trùng là trường hợp tên của doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được viết và đọc bằng tiếng Việt hoàn toàn giống với tên của doanh nghiệp đã đăng ký.
Các trường hợp sau đây được coi là gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp khác:
a) Tên bằng tiếng Việtcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên doanh nghiệp đã đăng ký;
Ví dụ: Công ty TNHH Khanh Dũng và tên Công ty TNHH Khanh Dũn

b) Tên bằng tiếng Việtcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên doanh nghiệp đã đăng ký bởi ký hiệu “&”; ký hiệu “-” ; chữ “và”;
Ví dụ: Công ty TNHH Khanh Dũng và Công ty TNHH Khanh Và Dũng

c) Tên viết tắtcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
d) Tên bằng tiếng nước ngoàicủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp khác đã đăng ký;
đ) Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên doanh nghiệp đã đăng khí bởi một số hoặc nhiều số tự nhiên hoặc các ký tự chữ cái;

Ví dụ: Công ty TNHH Khanh Dũng và Công ty cổ phần Khanh Dũng A và DNTNKhanh Dũng 1

e) Tên riêngcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước, hoặc “mới” ngay sau tên của doanh nghiệp đã đăng ký;
Ví dụ: Công ty cổ phần Khanh Dũng và Công ty TNHH một thành viên Khanh DũngMới

Hoặc Doanh nghiệp tư nhân Khanh Dũng và Công ty TNHH Tân Khanh Dũng

g) Tên riêngcủa doanh nghiệp yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký bởi các từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự; trừ trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đăng ký là doanh nghiệp con của doanh nghiệp đã đăng ký;
Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Tư Vấn Khanh Dũng và Doanh nghiệp tư nhân Tư Vấn Khanh Dũng Miền Nam

h) Tên riêngcủa doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký.
Ví dụ: Doanh nghiệp tư nhân Dịch Vụ Khanh Dũng và Công ty cổ phần Dịch Vụ Khanh Dũng

Lưu ý:
“Cơ quan đăng ký kinh doanh có quyền quyết định chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật và quyết định của cơ quan đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng”
(Khoản 3, Điều 16 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP)

Không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
Ví dụ: Không đặt tên như sau: ”Công ty TNHH Hội Cựu chiến binh Việt Nam” nếu chưa có sự chấp thuận của Hội Cựu chiến binh Việt Nam

Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hoá, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, tên danh nhân để đặt tên riêng cho doanh nghiệp.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *