Cách phân biệt các loại tên công ty khác nhau

Là tên được viết ngắn gọn lại từ phần tên tiếng Việt hoặc Tiếng Anh của công ty. Ví dụ: Sao Kim Branding, Vinaconex, Vinamilk, HAGL, Casumina … Trong thực tế, tên viết tắt không nhất thiết phải trích dẫn chính xác theo tên đầy đủ của doanh nghiệp.

tips-for-choosing-a-good-business-name-1432871141875-crop-1432871158027-1
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp có 3 tên gồm: tên công ty viết bằng tiếng Việt, tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài và tên công ty viết tắt (hay còn gọi là tên giao dịch). Ngoài ra, Luật Sở hữu trí tuệ còn quy định tên thương mại của công ty. Trong thực tế, doanh nghiệp còn có thể có thêm một số tên khác nữa. Việc có nhiều tên như vậy đôi khi làm chúng ta bối rối hoặc gây nhầm lẫn. Bài viết này giúp bạn hiểu bản chất và các phân biệt các loại tên doanh nghiệp sử dụng trong thực tế.

Tên theo Luật doanh nghiệp gồm có 3 loại:

TÊN CÔNG TY BẰNG TIẾNG VIỆT

Là tên công ty viết đầy đủ. Tên này thường bao gồm 3 phần: phần chỉ loại hình công ty (TNHH, CP, DNTT, TNHH MTV …), phần chỉ lĩnh vực hoạt động (Thương mại, Dịch vụ, Đầu tư …) và phần định danh. Ví dụ:

Công ty TNHH Tư vấn và Sáng tạo Thương hiệu Sao Kim
(Loại hình công ty) + (Lĩnh vực hoạt động ) + (Định danh)

TÊN TIẾNG CÔNG TY BẰNG TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Thông thường là phần dịch sang tiếng Anh của tên tiếng Việt. Ví dụ: Sao Kim Brand Creation and Consultancy Company Limited.

TÊN CÔNG TY VIẾT TẮT

Là tên được viết ngắn gọn lại từ phần tên tiếng Việt hoặc Tiếng Anh của công ty. Ví dụ: Sao Kim Branding, Vinaconex, Vinamilk, HAGL, Casumina … Trong thực tế, tên viết tắt không nhất thiết phải trích dẫn chính xác theo tên đầy đủ của doanh nghiệp.

TÊN THƯƠNG MẠI

Theo quy định của Luật SHTT quy định – Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt với các tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh – tức là khu vực địa lý nơi tổ chức, cá nhân ấy có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng.

Theo luật này, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt với tổ chức, cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh như: (i) có chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); (ii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; (iii) không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Với cách hiểu như trên trong nhiều trường hợp, tên thương mại trùng với tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, tên doanh nghiệp và tên thương mại, dù có nhiều điểm tương đồng trong cách đặt tên, nhưng được bảo vệ theo hai góc độ khác nhau: tên doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp bảo vệ như một thành phần cấu thành tư cách pháp lý của doanh nghiệp, còn tên thương mại được Luật Sở hữu trí tuệ bảo hộ với tư cách là đối tượng sở hữu trí tuệ.

Cơ sở xác lập quyền đối với tên doanh nghiệp và tên thương mại là khác nhau: quyền đối với tên doanh nghiệp phát sinh khi doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong khi quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp, mà không cần đăng ký với cơ quan nào. Như vậy, theo logic mà nói, tên doanh nghiệp chính là tên thương mại nhưng tên thương mại chưa hẳn là tên doanh nghiệp. Phạm vi của tên thương mại có thể rộng hơn tên doanh nghiệp.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *