Tư vấn cách đặt tên con hợp với phong thủy

Như vòng tròn ngũ hành bên dưới: cứ Họ thuộc mệnh nào thì các phụ huynh nên chọn Tên thuộc mệnh trước và sau mệnh của họ là được.
Hiện nay trên internet của cả Việt Nam và Trung Quốc có nhiều bài viết hướng dẫn đặt tên theo phong thủy, tuy nhiên đa số là sai lệch, không có độ tin tưởng cao, hoặc quá khó hiểu.
anh-dep-cua-be-3

Chu Hiển sẽ hướng dẫn bạn đặt tên cho con theo phong thủy 1 cách dễ hiểu nhất. Nếu cố gắng bạn chỉ cần dành ra 2 giờ là có thể nắm bắt sơ lược bộ môn Danh Tính Học này, để tự xem và lựa chọn cái tên có phong thủy tốt cho con mình. Hoặc tối thiểu, bạn sẽ tránh đc những cái tên phong thủy xấu, quẻ hung, không được hưởng hồng phúc của dòng họ, đất trời bỏ rơi dẫn đến thân cô thế cô, rất vất vả cho bé về sau.
Tôi xin giới thiệu sơ bộ về phương pháp đặt tên theo phong thủy.
Vào thời nhà Đường, các vị vua chúa và quan lại đều rất cẩn thận trong việc đặt tên. Họ sử dụng các học thuyết phong thủy như: Âm dương- Tứ trụ, Ngũ hành- Kinh dịch để đặt tên cho con.
Phân tích tên 1 người được cầu thành từ 2 thành phần: HỌ + (TÊN ĐỆM + TÊN)
Các chữ của họ tên cần phải đưa về Hán tự (Bây giờ người Việt dùng chữ latinh của phương tây, tuy nhiên phong thủy được xây dựng và phát truyển ở phương đông. Ông bà tổ tiên chúng ta cũng đã dùng loại chữ này).
Các bạn yên tâm vì hơn 10 năm nghiên cứu và thực hành “Danh Tính Học” tôi đã làm ra danh sách tất cả các tên kèm theo âm dương và ngũ hành
1- Âm dương
Cái này khá đơn giản. Một cái tên tốt it nhất cũng phải đầy đủ âm dương.
Trong công cụ tên, tôi đang cho kỹ thuật truyển khai thêm mục Âm- Dương.
Tạm thời các bạn có thể hỏi tôi tại ĐÂY

2- Kinh dịch
Ban đầu, Kinh Dịch được coi là một hệ thống để bói toán, nhưng sau đó được phát triển dần lên bởi các nhà triết học Trung Hoa. Cho tới nay, Kinh Dịch đã được bổ sung các nội dung nhằm diễn giải ý nghĩa cũng như truyền đạt các tư tưởng triết học cổ Á đông và được coi là một tinh hoa của cổ học Trung Hoa, nó được vận dụng vào rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống như thiên văn, địa lý, quân sự, nhân mệnh…v.v…
Để nói và hiểu hết về kinh dịch trong 1 bài viết là rất khó. Tạm thời, các bạn có thể vào link này, để lại Họ Và Tên dự trù của bé

3- Ngũ hành
Chắc các bạn cũng đã biết đến Kim- Thủy- Mộc- Hỏa – Thổ ngũ hành tương sinh tương khắc. Tôi sẽ không đi sâu vào diễn giải và các lý luận về ngũ hành. Nôm na các bạn có thể hiểu rằng:
Mỗi tên, mỗi chữ, mỗi nét, tùy theo “thứ tự xắp xếp và phát âm” đều mang 1 nguồn năng lượng riêng. Mỗi tên đều tàng ẩn một ngũ hành riêng.

Có 2 điểm chính cần xét đến khi xem Ngũ hành cho tên của bé, xếp theo mức độ quan trọng sẽ là:
Ngũ hành của họ phải tương sinh cho tên của bé để bé được hưởng hồng phúc dòng họ.
Ngũ hành của tứ trụ phải được bổ khuyết bởi tên của bé để được thiên thời.

* Ngũ hành của dòng họ phải tương sinh với hành tên của đứa bé
Từ xưa đến nay, người Việt nói riêng và Á Đông nói chung đều rất coi trọng vai trò của của gia đình, dòng họ.
Họ là dòng tộc do trời sinh ra, nối tiếp đời nọ qua đời kia, có tính kế thừa. Mỗi người sinh ra là thành viên trong họ tộc sẽ phải mang theo kỳ vọng hưng phát, dạng danh họ tộc, và cũng sẽ nhận được sự phù trợ của tổ tiên.
Để nhật được hồng phúc và sự che trở bảo về của dòng họ, ngũ hành của tên phải được sinh từ ngũ hành dòng họ, hoặc ít ra, ngũ hành tên cũng phải sinh ra ngũ hành họ.

Tên theo ngũ hành. Các bạn có thể tra tại ĐÂY
Họ theo ngũ hành. Các bạn có thể tra tại ĐÂY

Ví dụ: Họ Nguyễn, theo Bách gia tính, có mệnh Mộc. Vậy để bé nhận được hồng phúc và có kỳ vọng làm rạng danh dòng họ thì tên bé nên thuộc mệnh: Thủy (vì thủy sinh mộc) hoặc Hỏa (vì mộc sinh hỏa).
Đặc biệt, tên bé phải tránh 2 hành là Kim và Thổ (xung khắc với dòng họ, cực kỳ xấu)
Như vòng tròn ngũ hành bên dưới: cứ Họ thuộc mệnh nào thì các phụ huynh nên chọn Tên thuộc mệnh trước và sau mệnh của họ là được.

* Ngũ hành tên của bé phải bổ khuyết được cho tứ trụ
Tứ trụ là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của bé. Đây là thời khắc trời sinh rất riêng biệt rất quan trọng của mỗi người. Hành của tứ trụ sinh cho hành của tên bé thì sẽ được trời đất trợ giúp, ngược lại, nếu khắc thì thân cô thế cô, không được trời đất trợ giúp.
Bản thân từng trụ được đại diện bởi các cặp Thiên Can- Địa Chi. (Thiên Can là giáp, ất, bính, đinh, mậu, kỉ, canh, tân, nhâm, quý. Địa Chi là: tí, sửu, dần, mão, thìn, tị, ngọ, mùi, thân, dậu, tuất, hợi)

Trong bát tự, ngũ hành của các Thiên Can là:
Giáp + Ất thuộc Mộc
Bính + Đinh thuộc Hỏa
Mậu + Kỉ thuộc Thổ
Canh + Tân thuộc Kim
Nhâm + Quý thuộc Thủy
Trong bát tự, ngũ hành của các Địa Chi là:
Tý + Hợi thuộc Thủy
Sửu + Thìn+ Mùi+ Tuất thuộc Thổ
Dần + Mão thuộc Mộc
Tỵ + Ngọ thuộc Hỏa
Thân+ Dậu thuộc Kim
Dựa vào bảng trên, ta tổng hợp lại sẽ ra được vượng suy của Tứ Trụ.
Nếu trong bát tự có đầy đủ ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ là rất tốt, nếu thiếu hành nào thì đặt tên có ngũ hành đó để bổ xung. Nếu có từ 2 hành trở lên bị yếu, thì chỉ cần bổ khuyết bằng tên đệm, không nhất thiết phải dùng tên chính.

Ví dụ:
Thân chủ: Nam. Sinh vào: 11h25 ngày 4/11/2016
Âm lịch: giờ Nhâm Ngọ ngày Canh Dần tháng Kỷ Hợi năm Bính Thân
thuộc ngũ hành Hỏa (Sơn Hạ Hỏa)
Kim: 2
Mộc: 2
Thủy: 3
Hỏa: 3
Thổ: 4

Phân tích tứ trụ theo ngũ hành như sau:
Các hành Vượng: Thổ,
Các hành Suy: Kim,Mộc

Vậy ta phải đặt tên tránh hành vượng là hành Thổ, nếu đặt được tên có hành Kim hoặc Mộc thì rất tốt.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *