Câu chuyện bi hài liên quan đến việc đặt tên

Tuy vậy, cô gái có cái tên độc đáo này cũng gặp phải không ít phiền toái vì chính cái tên của mình. Tất cả các bằng cấp, giấy tờ liên quan của Dương cho đến nay chỉ duy nhất có Chứng chỉ tin học là ghi đầy đủ tất cả các chữ trong tên của cô.
Ở Việt Nam, nhiều gia đình – nhất là những gia đình khó khăn về chuyện con cái – quan niệm rằng đặt tên con càng xấu càng dễ nuôi.

Năm 17 tuổi, qua dò hỏi bạn bè, Dương Thị Ly Tan tìm đến Sở Tư pháp Quảng Nam xin đổi lại tên cho mình. Thấy Ly Tan đổi được tên đẹp hơn, cô bạn cùng trường Lê Thị Vô Lý cũng tìm đến Sở Tư pháp xin cải chính họ tên. Cũng ấm ức, mặc cảm vì cái tên của mình nhưng khi vừa hé răng xin bố mẹ đi cải chính họ tên, Võ Thị Tôi Xin Thôi đã bị bố cầm roi đánh cho một trận nhừ tử, đành phải gác lại ước mơ có một cái tên bình thường như chúng bạn.
Hồi tôi học đại học, trong lớp cũng có 1 bạn tên là Dương Hoàn, mỗi lần điểm danh, thầy Dương Xuân Sơn cứ vừa cười vừa gọi làm cả lớp phì cười theo; một bạn dân tộc Khơ me có tên là Danh Chó, mỗi lần điểm danh, cả lớp lại được một phen phì cười. Không phải chỉ nhiều người lớn tuổi, ở quê mới có những cái tên xấu như Chột, Què, Cật…. mà ngày nay, ngay tại nhiều thành phố lớn, vẫn có không ít ông bố, bà mẹ đặt cho con những cái tên khó gọi. Một chị kể, có lần chị đưa con trai đi khám bệnh tại viện nhi Trung Ương, thấy có nhà đặt tên con là Nguyễn Văn Cu. Khi đọc đến tên thằng bé, nó cứ cúi gằm mặt không dám ngẩng lên nhìn bác sĩ.
Tên sai chính tả, đẹp lại thành xấu
Khi đi học, bạn bè và cô giáo dạy văn của Lã Huyền Xâm cứ thắc mắc tại sao cô lại có cái tên kỳ cục như vậy. “Suốt ngày em phải đi giải thích là ngày xưa ông em muốn đặt tên cho em là Sâm, tên một loại thuốc quý, nhưng khi bố em đi đăng ký khai sinh thì cán bộ hộ tịch lại viết sai chính tả là Xâm” – cô bạn buồn rầu kể.
Khi học cấp 1, Lê Chí Thức thường bị bạn bè gọi ầm lên là “Chí Ngủ” ơi giữa sân trường khiến cậu vô cùng bực bội. Dần dần, cậu cũng hiểu tên của mình đã bị viết sai chính tả.
Khó “đỡ” hơn là trường hợp của Phạm Bảo Trâu: Với hàm ý con mình là viên ngọc quý, là châu báu của gia đình, cả nhà chị Lan Anh phải mất bao ngày suy nghĩ mới đặt được cho con cái tên ưng ý. Thế mà không hiểu do sơ suất ở khâu nào, giấy khai sinh của “viên ngọc” nhà chị lại ghi thành Bảo Trâu, khiến chị lại phải cất công đi cải chính tên cho con.
Khốn khổ vì … tên dài
bcd36_44-f8001
Không mặc cảm vì tên xấu, cũng không khổ vì tên bị viết sai chính tả, chị Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương, người có tên dài nhất tỉnh Thái Nguyên, lại gặp rắc rối vì kỳ vọng của cha mẹ vào cái tên của mình. Theo lời ông Đào Sinh Hoạt, xóm 6, Tân Linh, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, ông đặt tên con dài là “mong muốn con có một tương lai sán lạn, khi đi học nhất định sẽ được thầy cô giáo chú ý, vì thế nó sẽ học tốt hơn.” Quả đúng vậy, cô con gái có cái tên Đào Thị Long Lanh Kim Ánh Dương thực sự là tâm điểm chú ý mỗi khi cô xuất hiện.
Tuy vậy, cô gái có cái tên độc đáo này cũng gặp phải không ít phiền toái vì chính cái tên của mình. Tất cả các bằng cấp, giấy tờ liên quan của Dương cho đến nay chỉ duy nhất có Chứng chỉ tin học là ghi đầy đủ tất cả các chữ trong tên của cô. Còn lại, trong sổ hộ khẩu, giấy tờ hộ tịch, sổ điểm khi đi học, sổ học bạ, giấy khen…, tên cô đều phải viết tắt một số ký tự để gọn hơn. Vì tên dài nên mỗi khi gọi tên cô mọi người cũng không gọi hết cả tên. Khi thì “Dương ơi”, lúc lại “Long Lanh ơi”, hay lúc khác lại “Ánh Dương ơi”, có bạn còn gọi: “Tên dài ơi”… Có duy nhất kỷ niệm vui gắn với cái tên dài là khi cô đi làm, mấy anh trong công ty “nghe đồn” về cái tên lạ nên đã đến để xem mặt người rồi một anh đã rước luôn cô gái có cái tên dài về làm vợ.
Một cô gái có tên là Hoàng Thị Ngọc Bích Kim Cương tâm sự: Với mong muốn “cục Kim Cương” của gia đình sau này sẽ có cuộc sống an nhàn, sung sướng nên bố cô đã chọn cho cô một cái tên dài ngoằng. Nhưng chẳng thấy chị sướng, giầu có gì mà toàn thấy rắc rối. Hồi đi thi Đại học Thương Mại, cả phòng thi và giám thị cười ồ lên khi đọc tên chị vào phòng thi. Trong lúc làm bài thi thì giám thị cũng “ưu ái” lảng vảng quanh chỗ chị, thậm chí còn tò mò hỏi vì sao có cái tên như thế, làm chị mất tập trung không làm được bài. Rồi khi đi xem điểm thi thì tên dài phải viết 2 dòng nên ai cũng chú ý.
Thậm chí chứng minh thư cũng không viết hết tên.
Một người có tên Ngô Thị Hải Thụ Thái Quỳnh Phương cũng khốn khổ khi đi nước ngoài không đủ chỗ để kê khai tên khi làm thủ tục.
Một người khác lại có anh họ tên là Nguyễn Trần Lê Đại Đăng Khoa Tân Tú. “Sướng đâu chả thấy, chỉ thấy mỗi khi làm giấy tờ thì anh đến khổ vì cái tên của mình”.
Ấy vậy mà một “chính chủ” có cái tên dài lại hùng hồn cho biết: “Tên tôi là Nguyễn Thế Trân Châu Bảo Ngọc Huyện Hoàng nhưng tôi rất tự hào với cái tên lê thê cha mẹ đặt cho này. Đôi lúc cũng có sự cố nhưng cũng dễ giải quyết thôi”.
Ở Huế, con gái dòng hoàng tộc mang họ Công Tằng Tôn Nữ. Chỉ nguyên việc mang họ hoàng tộc này thì cái tên của của một cô gái đã tên tới 5, 6 từ. Nhạc sỹ Bảo Phúc có hai người con gái tên là Công Tằng Tôn Nữ Phương Trang và Công Tằng Tôn Nữ Phương Linh. Cô giáo và bạn bè thường chỉ gọi Phương Trang, Phương Linh cho tiện.
Cũng mang họ hoàng tộc, nhưng cô gái có cái tên Công Tằng Tôn Nữ Long Lanh Như Hạt Sương Sa khiến cho bạn thi cùng phòng một phen bối rối. Anh bạn tôi kể: “Ngày đi xem phòng thi đại học, nhìn vào tên người theo thứ tự kế tiếp sau mình, tôi luận mãi không ra. Thoạt đầu, tưởng đó là ba người khác nhau, vì trên danh sách ghi thành ba hàng: Công Tằng Tôn Nữ – Long Lanh Như – Hạt Sương Sa. Nhưng xem kỹ thì chỉ có dòng cuối ghi ngày sinh, quê quán, số báo danh. Như vậy đây chỉ là một người. Vào thi, có đến hai trong ba môn tôi ngồi cạnh cô gái Huế này, riêng chuyện nghĩ đến cái tên người ngồi cạnh cũng đã lấy mất một ít thời gian làm bài của tôi”.
Đặt tên “Tây” cho sành điệu
Theo phản ánh của Phòng Tư pháp huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, từ năm 1991 trở lại đây, nhiều gia đình trên địa bàn sính “ngoại”, thích đặt tên cho con theo kiểu “Đông -Tây kết hợp”.
Cụ thể, năm 2003, ông Nguyễn Hữu Phương, quốc tịch Việt Nam và bà Ngô Kim Thùy, cũng quốc tịch Việt Nam đã tới UBND xã Tân Thành, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp đăng ký khai sinh cho con là Nguyễn Phương Vivian. Bà Hồ Thị Kim Em lại tới UBND xã Phong Hòa đăng ký khai sinh cho con là Nguyễn Thành Spring.
Trường hợp khác, cả hai anh em cùng một nhà tên Huỳnh Two School Boy (sinh năm 1986), Huỳnh Tree School Boy (sinh năm 1989) đã được bà Nguyễn Thị Tím đăng ký khai sinh. Một số tên xen lẫn tiếng nước ngoài với một vài âm tự như Nguyễn Thị Sinco do cha là ông Nguyễn Hữu Vạn đăng ký khai sinh năm 1991 hay Đặng Văn Col do mẹ là Cao Thị Lệ đăng ký khai sinh năm 1994… thì cha mẹ đều là người Việt Nam. Lý do họ đặt tên có chứa một vài tiếng nước ngoài cho con chỉ vì họ thích những cái tên như thế.
Đặt tên cho con là việc quan trọng đối với mỗi gia đình khi đón nhận thêm một thành viên mới. Pháp luật Việt Nam cũng chưa có quy định nào cấm đặt tên này hay khuyến khích đặt tên khác. Tuy nhiên, cái tên gắn bó cả đời với mỗi con người, bởi vậy, một cái tên hay, phù hợp, chắc chắn sẽ giúp cho mỗi người thấy thoải mái và bớt gặp rắc rối vì chính cái tên của mình./.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *