Mệt mỏi vì lựa chọn tên cho con

Cho đến giờ, đã gần một năm mà chị Oanh, quận Thanh Xuân, Hà Nội vẫn giận mẹ chồng vì bà đã tự ý đặt tên cho cháu trai mà không quan tâm đến ý kiến của con dâu. Số là, bà thì thích đặt tên cháu là Dũng, nhưng cô con dâu nhất định tránh ba cái tên “Dũng, Hùng, Cường”.

Sinh con gái đầu lòng, vợ chồng anh Toàn, chị Lưu ở Cầu Giấy, Hà Nội loay hoay mãi vẫn chưa đặt được cho con cái tên ưng ý. Lúc đầu, anh chị muốn bé tên là Yến Anh, nhưng có người góp ý là trúc trắc, khó gọi. Vì thế, họ nghĩ đến cái tên Phương Anh, song lại lo con đi học luôn phải đứng đầu sổ, bèn xoay ngược lại thành Anh Phương.
Nhưng cái tên Anh Phương, theo bạn bè anh chị góp ý, thì không có gì đặc biệt, không gây ấn tượng. Thế là, cả ông bà, các bác đều tham gia vào việc đặt tên cho cháu, nhưng chọn mãi, không thấy tên nào thật hay, cuối cùng lại quay về cái tên ban đầu.
Thế nhưng, giấy khai sinh đã lấy về thì bất ngờ, một nhà văn có tiếng đến thăm cháu, nói nên đặt tên là Thái An. Theo nhà văn này, đó là cái tên đẹp, lại lành, nhiều ý nghĩa. Thế là anh Toàn lại lật đật ra ủy ban phường xin khai sinh lại cho con.
Một gia đình khác cũng vất vả không kém trong việc đặt tên con, đó là anh Tuấn và chị Linh ở Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội. Không chỉ tự nghĩ tên cho con, anh chị còn nhờ họ hàng nội ngoại khắp nơi tìm cho cháu trai một cái tên ưng ý. Lọt vào vòng cuối là tên Tuấn Minh, đảo ngược lại tên của bố, mang ý nghĩa một cậu con trai khôi ngô tuấn tú, thông minh sáng dạ.
con-yeu
Cứ tưởng thế là xong, ai ngờ bác của bé Tuấn Minh đi xem thầy về nói rằng, với mệnh và ngày sinh, giờ sinh của cháu phải đặt tên là Hanh thì cuộc đời sau này mới hanh thông, tốt đẹp. Thế là, anh thì chọn Hanh, chị lại thích tên Minh. Nhùng nhằng đã được hai năm, đến giờ, cháu Minh (Hanh) đã đi nhà trẻ nhưng vẫn chưa làm giấy khai sinh vì bố mẹ còn chưa ai chịu ai.
“Để ông đặt tên, ông sẽ tặng nhà…”
Xã hội càng phát triển, các ông bố bà mẹ trẻ càng cầu kỳ trong cách chọn tên cho con. Thông thường, để thể hiện rõ nét tính liên tục và truyền thống của văn hóa gia đình, tên của con cháu thường do ông bà hoặc người có vai vế trong họ đặt cho. Đây thường là những người hiểu biết rộng hoặc nắm được hệ thống tên của những thành viên trong dòng họ, nhờ đó, việc đặt tên con cháu sẽ phù hợp với hệ thống, lại tránh trùng lặp. Tuy nhiên, rất nhiều chuyện “dở khóc dở cười” đã xảy ra xung quanh chuyện ông bà đặt tên cho cháu.
Cho đến giờ, đã gần một năm mà chị Oanh, quận Thanh Xuân, Hà Nội vẫn giận mẹ chồng vì bà đã tự ý đặt tên cho cháu trai mà không quan tâm đến ý kiến của con dâu. Số là, bà thì thích đặt tên cháu là Dũng, nhưng cô con dâu nhất định tránh ba cái tên “Dũng, Hùng, Cường”.
Một trường hợp khác, để được đặt tên cho cháu đích tôn, ông bà nội phải “nịnh” con dâu: “Để ông đặt tên, ông sẽ cho… một cái nhà”. Nói sao làm vậy, ông Hùng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội viết ngay giấy tặng nhà cho cháu nội mới chưa đầy một tháng tuổi.

Rất nhiều tạp chí, sách và cả những trang web về gia đình, trẻ thơ đã có những chuyên đề riêng dành cho bố mẹ trẻ trong việc chọn tên cho con cái. Theo nhiều chuyên gia, tên hay không phải là mỹ miều mà là cái tên “nhìn vào có linh cảm tốt, nghe cảm thấy thân thiện, dễ viết, dễ gọi”. Nhiều người cẩn thận hơn thì đặt tên có đủ ngũ hành, chẳng hạn tính năm, tháng, ngày, giờ sinh thiếu hành nào thì đặt tên theo ý nghĩa của hành ấy.
Theo một chuyên gia về môn mệnh danh học, có rất nhiều cách đặt tên và hiện nay cách lấy tên đệm Văn cho con trai và Thị cho con gái chỉ thường dùng ở những vùng quê. Ở thành phố, các bé gái thường được đặt bằng tên các loài hoa (như Lan, Hồng, Cúc, Mai), bằng màu sắc (như Hồng, Thanh, Lam), bằng những chữ thể hiện các đức tính phụ nữ (như Thục, Ái, Tâm)… Còn nếu sinh bé trai, khi đặt tên phải thể hiện được sự cương trực, kiên cường, trung hiếu, ý chí và hoài bão, ví dụ các chữ Đức, Lương, Công, Nghị, Quang, Hiếu, Trung, Nghĩa, Trường Giang, Sơn Hải, Vạn Lý…

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *